Tự động hóa

Tự động hóa

Tự động hóa (Automation) là quá trình sử dụng công nghệ và hệ thống để thực hiện những công việc mà trước đây được thực hiện thủ thông hoặc cần sự can thiệp của con người. Mục tiêu chính của tự động hóa là tăng cường hiệu suất, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Tự động hóa được phân loại thành:

1.Bộ điều khiển các loại

Bộ điều khiển là gì?

Bộ điều khiển là một thiết bị giám sát và tác động vào các điều kiện làm việc của một hệ động học cho trước. Các điều kiện làm việc đặc trưng cho các biến đầu ra của hệ thống mà có thể được tác động bởi việc điều chỉnh các biến đầu vào đã biết

Các loại bộ điều khiển PID

- PI hay có tên gọi đầy đủ là Proportional and Integral Controller là bộ điều khiển tỉ lệ, tích phân.

- P là Proportional Controller, bộ điều khiển tỉ lệ.

- PID chính là viết tắt của Proportional, Integral, and Derivative (PID) Controller. Nó là bộ điều khiển tỉ lệ, tích phân, đạo hàm.

- PD là Proportional and Derivative Controllerbộ điều khiển đạo hàm.

Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển PID

- Thiết bị điều khiển và cài đặt (PLC, HMI).

- Cơ cấu chấp hành (thiết bị gia nhiệt).

- Thiết bị hồi tiếp (cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất).

Ứng dụng của bộ điều khiển PID

- Nó có thể được dùng để giảm các sai số, hạn chế sự dao động hay là giảm thời gian gian xác lập và độ vọt lố…

- Sử dụng để điều khiển mực nước: bộ điều khiển được tự động hóa nhờ vào các thiết bị điện tử như cảm biến, van điều khiển…

- Điều khiển biến tần: Các thiết bị điện tử kết hợp ở đây gồm có: van điều khiển lưu lượng, cảm biến nhiệt độ, biến tần điều khiển….

- Kiểm soát lưu lượng khí qua đường ống

- Điều khiển PID trong PLC: Ở trong PLC thường sẽ được thiết kế sẵn các hàm dùng để điều chỉnh nhiệt độ, áp suất, lưu lượng….

2. Bộ hiển thị

Hình ảnh: Bộ hiển thị Selec

3. Robot công nghiệp

Robot công nghiệp là gì?

Robot công nghiệp là một sản phẩm của khoa học hiện đại, giúp tự động hóa công việc. Tất cả robot này đều có các vi mạch điện tử được lập trình sẵn và điều khiển thông qua máy tính. Robot công nghiệp được sử dụng để thay thế nhân công trong các công việc nặng, nguy hiểm, điều kiện môi trường không đảm bảo,… doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng năng suất và đạt hiệu quả cao. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống robot công nghiệp

Robot công nghiệp thực hiện nhiều nhiệm vụ sản xuất với sự trợ giúp của các cảm biến, Bộ điều khiển và cơ cấu liên kết. Robot công nghiệp thực hiện chu kỳ chuyển động lặp đi lặp lại thông qua các lập trình sẵn của nhà sản xuất. 

Ngoài ra, robot công nghiệp được tạo ra để hoạt động trong một môi trường nguy hiểm bao gồm kiểm tra chất phóng xạ, hủy kích hoạt bom,… Sau khi được lập trình, chúng có thể di chuyển trên ba trục trở lên. Do đó, chúng có một số ứng dụng điển hình như hàn, lắp ráp sơn,…

4. Cảm biến điện áp

Cảm biến điện áp là gì?

Cảm biến áp điện là loại cảm biến sử dụng hiệu ứng áp điện để biến đổi áp suất thành điện tích. Cảm biến làm việc trực tiếp với các đại lượng áp suất và biến dạng. Để đo các đại lượng như lực, gia tốc, nhiệt độ,... cần đến cơ cấu chuyển đổi sang áp lực lên cảm biến.

Hình ảnh: Cảm biến điện áp

Nguyên lý hoạt động

Hiệu ứng áp điện là hiệu ứng thuận nghịch, xảy ra trong một số chất rắn như thạch anh, gốm kỹ thuật,... Khi đặt dưới áp lực thì bề mặt khối chất rắn phát sinh điện tích, và ngược lại nếu tích điện bề mặt thì khối sẽ nén dãn. Hiệu ứng có mức cực đại ở các phương cắt xác định cho mảnh cắt từ tinh thể chất rắn đó, và trong nhiều loại vật liệu thì phương cắt này là góc 45° so với trục chính của tinh thể.

Hiệu ứng áp điện được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện và điện tử, như chế các cảm biến điện áp, thanh trễ, linh kiện thạch anh để lọc và ổn định tần số, loa áp điện, micro, đầu đánh lửa trong bếp ga hay bật lửa,...

Trong kỹ thuật thu phát sóng thường dùng mảnh cắt tinh thể gốm titanat bari (X-tal) và gắn điện cực (electrode) nối tới đầu ra (output), tạo ra cảm biến áp điện. Trở kháng ra của đầu gốm cao, nên phải có tiền khuếch đại tại đầu thu trong cáp. Đầu thu này không có tính hướng.

Do hiệu ứng áp điện, các khối gốm được dùng để chế đầu phát sóng, thường là phát siêu âm, và được gia công thích hợp cho phát sóng.

5. Thiết bị khử tĩnh điện

Thiết bị khử tĩnh điện là gì?

Thiết bị khử tĩnh điện là các thiết bị chuyên dụng có công dụng làm sạch bề mặt bụi trên sản phẩm, tránh việc hút bụi của sản phẩm. Đối với việc in sản phẩm sẽ giúp cho đường nét sắc nét hơn, trong in công nghiệp giúp cho các sản phẩm không bị dính.

Thiết bị khử tĩnh điện có vai trò sản sinh ra các điện tích âm và điện tích dương, phóng ra môi trường giúp trung hòa điện tích cho sản phẩm trong môi trường đó.

Ứng dụng của thiết bị khử tĩnh điện

Thiết bị khử tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi vào rất nhiều lĩnh vực sản xuất. Có thể kể đến như ngành linh kiện điện tử, lắp ráp bảng mạch, bo mạch, lắp ráp màn hình LCD, hệ thống phòng sạch, ngành công nghiệp sản xuất nhựa, thực phẩm, dược phẩm…

Thiết bị khử tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi vào rất nhiều lĩnh vực sản xuất

 

Hình ảnh: Thiết bị khử tĩnh điện 

6. Camera công nghiệp

Camera công nghiệp là gì?

Camera công nghiệp là các camera được ứng dụng trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp dùng để giám sát hoạt động. Ví dụ giám sát các giai đoạn sản xuất tự động với mục đích phân loại và đo lường sản phẩm, kiểm tra sản phẩm tự động, điều hướng robot, quét mã vạch, … mà không cần tiếp xúc.

Industrial camera là một loại camera đặc biệt được sản xuất để làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt dùng để theo dõi các sản phẩm trên băng tải, phát hiện các lỗi siêu nhỏ, … Đặc biệt, Camera Công nghiệp có độ bền cao và sự chính xác

Nguyên tắc hoạt động

  • Quản lý hoạt động thường được thực hiện bằng cách sử dụng PC và phần mềm đặc biệt. Hệ thống điều khiển truyền tín hiệu thông qua cáp được kết nối, đưa ra các lệnh cho các hành động.

  • Camera không dây công nghiệp có thể nhận tín hiệu không dây, ví dụ qua Wifi. Máy ảnh hồng ngoại, cũng như máy ảnh nhiệt, được sử dụng để làm việc trong các điều kiện rất khắc nghiệt (ví dụ, gia công kim loại).

Ứng dụng của Camera công nghiệp

  • Thị giác máy

  • Điều khiển giao thông

  • Y học

  • Khoa học

  • Sản xuất và chế tạo

  • Hệ thống an ninh trong đời sống hàng ngày

Các dòng Camera Công nghiệp kiểm tra lỗi sản phẩm phổ biến

Area Scan Camera (camera vùng)

Có khả năng quét được 1 vùng ảnh trong 1 lần lấy ảnh với nhiều độ phân giải khác nhau. Tốc độ thu hình cao cùng chất lượng hình ảnh rõ ràng, sắc nét cung cấp cho hệ thống xử lý ảnh công nghiệp. Area scan camera thích hợp cho xử lý ảnh công nghiệp trong các nhà máy sản xuất như kiểm tra sản phẩm tự động, điều hướng robot, …

Line Scan Camera (camera dòng)

Line Scan Camera đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng nhờ tốc độ quét hình ảnh, chất lượng hình ảnh sắc nét. Người dùng được lựa chọn cấu hình với các độ phân giải và lén khác nhau, có giao diện kết nối với máy tính dễ dàng.

Network Camera (Camera IP)

Network Camera thường được gọi là Camera IP, có thể được mô tả như một Camera và máy tính kết hợp trong một hệ thống. Được trang bị cảm biến hình ảnh chất lượng cao, cùng khả năng ghi và truyền tải dữ liệu hình ảnh trực tiếp qua mạng, giúp phát hiện lỗi sản phẩm, giám sát dây chuyền sản xuất được dễ dàng. Ngoài ra network camera có thể nói là loại camera công nghiệp thân thuộc nhất với mọi người vì thường dùng lắp ở nhà riêng, cơ quan, trường học, đường phố để ghi lại các video đảm bảo an ninh

7. Biến tần

Bộ biến tần là gì?

Bộ biến tần (Bộ inverter) là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được. Bộ biến tần (Bộ inverter) được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp để điều khiển tốc độ động cơ, đảo chiều quay, giảm dòng khởi động, giảm độ rung và tiết kiệm năng lượng.

Cấu tạo của Bộ biến tần:

Các loại biến tần [bien tan] có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điều khiển. Các thành phần chính của biến tần chính hãng được thiết kế để hoạt động ổn định và bền bỉ trong môi trường công nghiệp. Cấu tạo của biến tần chính hãng thường bao gồm các thành phần chính sau:

- Mạch nguồn: cung cấp điện năng cho toàn bộ bien tan.

- Mạch điều khiển: là trung tâm điều khiển của bien tan, nơi thực hiện chức năng điều khiển, lập trình và bảo vệ.

- Mạch chuyển đổi tần số: là mạch chính của bien tan, thực hiện chức năng biến đổi tần số dòng điện đầu vào 50Hz thành tần số dòng điện đầu ra điều chỉnh được từ 0 đến 400Hz. Mạch chính bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu IGBT.

- Mạch bảo vệ: bao gồm các thiết bị bảo vệ quá tải, bảo vệ quá dòng, bảo vệ các sự cố điện có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của hệ thống.

- Màn hình - bàn phím: được sử dụng để thực hiện các thao tác giám sát, cài đặt và điều khiển từ người vận hành.

- Ngoài ra bien tan còn có thể được tích hợp: module truyền thông, bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm (điện trở xả),...

Các thương hiệu biến tần phổ biến hiện nay:

Biến tần LS. Biến tần Yaskawa, Biến tần Mitsubishi, Biến tần FuJi, Biến tần Panasonic, Biến tần Hitachi, bien tan toshiba, bien tan hyundai, Biến tần ABB, Biến tần Schneider, Biến tần Siemens, Biến tần Danfoss, Biến tần Omron, biến tần delta, …

8. Công tắc hành trình

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình (công tắc giới hạn hành trình) được dùng để giới hạn hành trình các bộ phận chuyển động trong một cơ cấu hay một hệ thống. 

Công tắc hành trình có cấu tạo như công tắc điện bình thường, có chức năng đóng và mở nhưng có thêm cần tác động để các bộ phận chuyển động tác động vào, làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm nằm bên trong. 

Công tắc hành trình

Hình ảnh: Công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình sẽ không giữ nguyên trạng thái, khi không có tác động nữa thì chúng sẽ trở về vị trí ban đầu. Trong khi các loại công tắc khác khi được tác động vẫn duy trì trạng thái cho tới khi được tác động thêm một lần nữa.

Cấu tạo công tắc hành trình

Công tắc hành trình gồm có các bộ phận cơ bản sau:

- Một cần gạt, bên ngoài, 3 chân và 1 rơ le đóng ngắt bên trong.

- Chân trái: Dùng để cấp nguồn.

- Chân giữa: Thường ở trạng thái đóng và sẽ mở khi nhấn nút.

- Chân phải: Thường ở trạng thái mở và sẽ đóng khi nhấn nút.

Nguyên lý làm việc của công tắc hành trình

Nguyên lý công tắc hành trình khá giống với các bộ tiếp điểm của nút nhấn. Chỉ khác là các vật thể sẽ tác động điều khiển công tắc hành trình thay vì dùng tay để đóng ngắt hoạt động của chúng.

Ở trạng thái nghỉ, khi đã đấu điện và không có lực tác động thì 2 chân COM và NC nối với nhau. Khi có vật thể di chuyển trên hệ thống và tác động vào đòn bẩy. Đòn bẩy bị ép sát, tiếp điểm NC và chân COM hở ra và ngắt hành trình của vật thể.

Nếu trên công tắc hành trình có cặp tiếp điểm NO thì lúc này chân COM sẽ chuyển sang kết nối với tiếp điểm này. Khi đó đồng thời xuất tín hiệu điện để kích hoạt một tác động nào đó theo thiết kế. Chẳng hạn như là đảo chiều quay của motor.

Ứng dụng công tắc hành trình

- Trong sản xuất ôtô: Phát hiện khung xe đang di chuyển trên băng tải, đưa tín hiệu điều khiển về hệ thống trung tâm. Điều này giúp tiết kiệm chi phí khá đáng kể thay cho các loại cảm biến vị trí hay cảm biến quang, cảm biến tiệm cận…

- Trong vận tải cảng biển: Dùng để điều khiển cẩu trục vận chuyển các container đi đúng vị trí…

- Trong những khu vui chơi: Dùng để kiểm soát hành trình của vòng đu quay, tàu lượn siêu tốc, xe lửa,…

- Trong dân dụng: Được dùng để đóng mở cổng tự động, giám sát hành trình thang máy, thang cuốn,…

- Trong công nghiệp: Dùng để đổi hướng đi cho vật thể trên băng tải, làm tiếp điểm chuyển mạch cho các cơ cấu máy, giám sát hành trình cánh tay robot.

Sơ đồ mạch điện và cách đấu công tắc hành trình

Công tắc hành trình được dùng để điều khiển các thiết bị điện bằng cách cho phép hay ngăn cản dòng điện đi qua mạch. Công tắc hành trình có ba đầu nối. Đầu vào nguồn điện gọi là chân COM, được dùng để nối công tắc với nguồn điện. Hai đầu còn lại là tiếp điểm thường mở (NO) và tiếp điểm thường đóng (NC). Tiếp điểm thường mở có chức năng đóng mạch, không cho dòng điện chạy từ nguồn đến các thiết bị điện cho đến khi các thiết bị điều khiển của công tắc hành trình được kích hoạt. Và thiết bị thường đóng cho phép dòng điện đi vào các thiết bị đến khi thiết bị điều khiển của công tắc được kích hoạt.

so-do-mach-dien-cong-tac-hanh-trinh

Hình ảnh: Sơ đồ mạch điện

Cách gắn công tắc hành trình

- Bước 1: Chọn một vị trí mà cần gạt của công tắc có thể hoạt động và bảo trì một cách dễ dàng nhất có thể.

- Bước 2: Tiến hành khoan lỗ trên giá đỡ để gắn công tắc hành trình. Chú ý lựa chọn mũi khoan sao cho phù hợp với các ốc vít.

- Bước 3: Gắn công tắc. Giữ công tắc bằng một tay rồi vặn chặt các ốc vít. Có thể sử dụng mũi khoan để vặn, nhưng tốt nhất là hãy sử dụng 1 cái tua vít để vặn công tắc, tránh bị tuôn lỗ khoan.

Nối dây các đầu của công tắc

- Bước 1: Nối dây nguồn với nguồn điện.

- Bước 2: Nối dây dẫn nguồn vào đầu COM của công tắc, siết chặt bằng ốc vít.

- Bước 3: Nối dây điều khiển với thiết bị điều khiển của công tắc hành trình

- Bước 4: Nối dây dẫn điều khiển vào NO hoặc NC và siết chặt thật chặt lại bằng ốc vít.

Các hãng sản xuất hàng đầu hiện nay

 Công tắc hành trình Hanyoung

Công ty Hanyoung là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về các thiết bị điều khiển tự động, bao gồm các loại công tắc hành trình. Các sản phẩm của Hanyoung được đánh giá cao về độ chính xác, độ tin cậy và ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.

công tắc hành trình Hanyoung

Hình ảnh: Công tắc hành trình Hanyoung

Công tắc hành trình Omron

Omron là một trong những thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm điện tử, bao gồm các loại công tắc hành trình. Các sản phẩm của Omron được đánh giá cao về tính năng và hiệu suất, với ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

 

 

 công tắc hành trình Omron

 

 Hình ảnh: Công tắc hành trình Omron

 Công tắc hành trình Pizzato – Ý:

Hình ảnh:  Công tắc hành trình Pizzato

Công tắc hành trình Pizzato ra đời năm 1984 có văn phòng và nhà máy đặt tại Ý và chỉ mới có mặt tại Việt Nam khoảng 2-3 năm trở lại đây tuy nhiên đây là một trong những nhà sản xuất hàng đầu Châu Âu về công tắc hành trình, thiết bị an toàn,v.v…

Sản phẩm này 100% được sản xuất tại Ý nên tất cả các thiết kế, phát triển và thử nghiệm hoàn toàn tại các nhà máy với tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, đảm bảo chất lượng an toàn cho người dùng.

9.An toàn & tín hiệu

Hình ảnh: An toàn & tín hiệu

10.Bộ xử lý và hiển thị

Hình ảnh: Bộ xử lý và hiển thị

 

11. Bảo vệ giám sát nguồn

Hình ảnh: Bảo vệ giám sát nguồn

12. Bộ lập trình

Bộ lập trình PLC là gì?

Bộ lập trình PLC là một thiết bị điện tử được sử dụng trong tự động hóa để điều khiển và giám sát các quy trình khác nhau. Nó là một máy tính chuyên dụng thực hiện các công việc như nhận tín hiệu đầu vào, thực hiện logic điều khiển và tạo tín hiệu đầu ra để điều khiển máy móc, thiết bị trong nhà máy sản xuất. 

PLC hoạt động trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt và cung cấp khả năng kiểm soát chính xác và đáng tin cậy đối với các quy trình phức tạp có vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các hệ thống công nghiệp, nâng cao năng suất và đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Phân loại bộ lập trình PLC

PLC mô-đun: Bộ lập trình PLC dạng mô-đun được sử dụng rộng rãi trong tự động hóa công nghiệp do tính linh hoạt và khả năng mở rộng của chúng gồm một hệ thống giá đỡ mô-đun cho phép người dùng thêm hoặc bớt các mô-đun đầu vào và đầu ra theo yêu cầu của họ. Tính linh hoạt này làm cho chúng phù hợp với các ứng dụng mà số lượng đầu vào và đầu ra có thể khác nhau.

PLC nhỏ gọn: PLC nhỏ gọn, như tên gọi, là các đơn vị có kích thước nhỏ được thiết kế cho các ứng dụng có không gian hạn chế. Chúng tích hợp CPU, các mô-đun đầu vào/đầu ra và các thành phần cần thiết khác vào một vỏ bọc nhỏ gọn duy nhất. PLC nhỏ gọn thường được sử dụng trong các dự án tự động hóa quy mô nhỏ hoặc nơi không gian là một hạn chế.

PLC gắn trên giá đỡ: PLC gắn trên giá đỡ là các hệ thống PLC lớn hơn được gắn trên giá đỡ hoặc tủ. Chúng cung cấp sức mạnh xử lý cao và phù hợp với các ứng dụng có số lượng lớn các điểm đầu vào và đầu ra. PLCgắn trên giá đỡ có thể xử lý các nhiệm vụ điều khiển phức tạp và thường được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp quy mô lớn.

plc là gì

Hình ảnh: Cấu tạo của bộ lập trình PLC

Cấu tạo của bộ lập trình PLC

  • Bộ phận xử lý trung tâm (CPU)

  • Mô-đun đầu vào

  • Mô-đun đầu ra

  • Nguồn cấp

  • Mô-đun giao tiếp

Ứng dụng của bộ lập trình PLC 

Công nghiệp sản xuất: Bộ lập trình PLC được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất để điều khiển và giám sát các quy trình phức tạp. Chúng có thể giúp doanh nghiệp tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp như xử lý vật liệu, kiểm soát dây chuyền lắp ráp, kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho. PLC cho phép các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điều khiển máy móc hiệu quả và chính xác, đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra một cách trơn tru.

bộ lập trình plc

Hình ảnh: Ứng dụng của bộ lập trình PLC trong sản xuất

Công nghiệp ô tô: Trong ngành công nghiệp ô tô, PLC đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hệ thống robot, dây chuyền lắp ráp và hệ thống băng tải. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc như hàn, sơn và kiểm tra bộ phận. Bộ lập trình PLC giúp hợp lý hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất

Năng lượng: PLC được sử dụng trong các nhà máy phát điện, trạm biến áp và hệ thống phân phối. Chúng hỗ trợ kiểm soát và giám sát các quy trình liên quan đến sản xuất, truyền tải và phân phối điện. PLC cho phép quản lý tải hiệu quả, phát hiện lỗi và tối ưu hóa năng lượng trong các cơ sở hạ tầng quan trọng này.

Ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát: PLC được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thực phẩm và sản xuất nước giải khát. Chúng giúp kiểm soát các quy trình như trộn, kiểm soát nhiệt độ và đóng gói. PLC đảm bảo kiểm soát chính xác các quy trình này, duy trì các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất.

13. Màn hình HMI

Màn hình HMI là gì?

Màn hình HMI hay màn hình giao diện cảm ứng HMI là một loại thiết bị được sản xuất theo công nghệ hiện đại kiểu dáng thon gọn, dễ dàng lắp đặt. Giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn. 

Màn hình HMI được xem là một thiết bị trung gian giúp con người điều khiển và vận hành thiết bị hay máy móc nhanh chóng. Do đó, mà màn hình HMI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp. Giúp con người tiến gần hơn đến các thiết bị hiện đại. Đặc biệt là kết nối người vận hành với các thiết bị máy móc rất tốt.

Một số thương hiệu nổi tiếng hiện nay

Màn hình HMI Siemens

Hãng Siemens đến từ Đức với nhiều năm làm việc nên tập đoàn này chọn lựa nguyên liệu vô cùng tốt, sử dụng công nghệ Châu Âu để hình thành thiết bị nên khách hàng tin tưởng và chọn mua sử dụng ngày càng nhiều hơn. Thế nên khi Siemens làm ra màn hình HMI được đông đảo người dùng quan tâm do kiểu dáng hiện đại, giá thành phải chăng, độ bền bỉ cao, tuổi thọ lớn mà còn điều khiển nhanh chóng giúp máy móc làm việc ổn định đáp ứng được cho nhu cầu lớn từ người dùng.

Màn Hình giao diện cảm ứng HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI Siemens 

Màn hình HMI Mitsubishi

Mitsubishi đến từ Nhật Bản nên tập đoàn này làm ra rất nhiều thiết bị theo công nghệ hiện đại, và như vậy màn hình HMI được làm ra với kiểu dáng bắt mắt, độ bền cao, làm việc ổn định, dễ dàng điều chỉnh, giá thành lại phải chăng nên không ít nhà doanh nghiệp chọn lựa mua dùng màn hình HMI của hãng Mitsubishi.

Màn Hình giao diện cảm ứng HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI Mitsubishi 

Màn hình HMI Delta

Hãng Delta sử dụng công nghệ Nhật Bản để hình thành nên màn hình HMI. Chính vì điều này nên thiết bị làm ra từ tập đoàn này đều có kiểu dáng và kích thước đa dạng, đã vậy tuổi thọ làm việc cao. Giá thành phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Độ cảm ứng nhạy, vận hành nhanh chóng các máy móc kết nối với màn hình này. Nên các bạn muốn mua dùng nhằm sử dụng trong công ty hay nhà xưởng của mình thì chọn mua màn hình HMI Delta này đảm bảo sẽ hài lòng.

Màn Hình giao diện cảm ứng HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI Delta

Màn hình HMI Weintek

Hãng Weintek đến từ Đài Loan với hơn 30 năm hoạt động và làm việc. Đã sản xuất ra rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng khi làm ra màn hình HMI đã được các nhà doanh nghiệp lớn nhỏ dành cho nhiều lời khen ngợi lớn do kiểu dáng bắt mắt, hoạt động mau chóng, màn hình nhạy, dễ dàng điều chỉnh hay sửa chữa. Chính điều này mà bạn không nên bỏ qua cơ hội mà mua dùng màn hình HMI của hãng Weintek.

Màn Hình giao diện cảm ứng HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI Weintek

Màn hình HMI Kinco

Thương hiệu Kinco vô cùng tốt do sử dụng công nghệ tiên tiến từ các nước Châu Âu. Đặc biệt lại chuyên sản xuất các thiết bị với kiểu dáng hiện đại nên mới có sự xuất hiện của màn hình HMI trong việc sản xuất của thương hiệu này. Loại thiết bị này dễ dàng lắp đặt, dễ sử dụng, kết nối giữa con người với các thiết bị máy móc khác nhanh chóng. Bạn muốn sử dụng màn hình HMI này chỉ cần chọn lựa chính xác công suất và mua tại nơi uy tín thì chắc chắn sẽ mua được màn hình HMI Kinco chính hãng.

Màn hình HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI Kinco

Màn hình HMI INVT

Hãng INVT đến từ Trung Quốc, thương hiệu này vô cùng nổi tiếng không chỉ trong nước mà ở nhiều nước khác trên thế giới. Không ai lại không biết đến thương hiệu này do sản xuất rất nhiều thiết bị khác nhau. Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng mà tập đoàn này biết cách nắm bắt thị hiếu người dùn. Nên đã làm ra màn hình HMI không chỉ có độ bền bỉ cao, cấu tạo chắc chắn, vận hành ổn định, kiểu dáng hiện đại. Nếu bạn chọn mua màn hình HMI của thương hiệu INVT sẽ vô cùng hài lòng.

Màn Hình giao diện cảm ứng HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI INVT

Màn hình HMI Schneider

Hãng cuối cùng mà bài viết này nhắc đến chính là hãng Schneider. Thương hiệu này được biết đến là có xuất xứ từ Pháp với nhiều năm hoạt động và có tên tuổi nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nên nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng cùng các tổ chức thế giới. Do chất liệu hình thành đạt chuẩn quốc tế, kiểu dáng hiện đại, làm việc nhanh chóng, rất ít khi hư hỏng mang đến lợi ích tuyệt vời cho người dùng.

Màn Hình giao diện cảm ứng HMI

Hình ảnh: Màn hình HMI Schneider

 

14. Khởi động mềm

Khởi động mềm là gì?

Khởi động mềm (Soft starter) là một thiết bị điều khiển được sử dụng để giảm dòng khởi động và giúp điều chỉnh quá trình khởi động của động cơ điện một cách hiệu quả. Softstarter thường được sử dụng để khởi động các động cơ điện có công suất vừa và lớn. Thay vì khởi động ngay lập tức với một dòng điện cao, khởi động mềm sẽ giảm dần công suất điện áp và dòng điện đầu vào cho đến khi động cơ hoạt động ở điều kiện đầy đủ.

Hình ảnh: Khởi động mềm

Cấu tạo, nguyên lý làm việc của Soft starter (Khởi động mềm)

Cấu tạo

Bộ phận điều khiển (có thể có màn hình và bàn phím hoặc điều khiển bằng vít/ vặn biến trở)

- Thyristor hoặc SCR (Silicon control rectifier) được sử dụng để điều khiển và đóng ngắt dòng điện

- Hệ thống tản nhiệt và quạt làm mát

- Contactor Bypass (có thể sẵn có hoặc không tùy theo từng loại khởi động mềm)

- Vỏ bảo vệ sẽ có chất liệu tuỳ thuộc vào các tiêu chuẩn bảo vệ do môi trường sử dụng

- Bộ phận điều khiển: điều khiển số hoặc cơ khí, các đầu ra chức năng rơ le báo trạng thái, điều khiển bảo vệ chống quá nhiệt, quá tải, các kết nối truyền thông Modbus, Profibus, điều khiển thời gian khởi động bằng biến trở hoặc màn hình.

15. Contactor

Contactor là gì?

Công tắc tơ (contactor) được gọi là khởi động từ. Đây là một thiết bị điện hạ áp dùng để đóng và cắt các mạch điện động lực một cách thường xuyên. Công tắc điện từ đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện. Giúp điều khiển các thiết bị thông qua việc nhấn nút, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa. 

Cơ chế đóng ngắt của contactor có thể hoạt động dựa trên cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Tuy nhiên, công tắc điện từ là loại phổ biến nhất. Bên cạnh đó cũng có loại contactor 1 pha, contactor 3 pha. Tùy vào tình huống lắp đặt của mạng lưới điện và cách bố trí mà ta sẽ sử dụng loại công tắc sao cho phù hợp. 

 

Hình ảnh: Khởi động từ LS

Cấu tạo

- Nam châm điện: Gồm có cuộn dây tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt, và lò xo giúp đẩy nắp trở về vị trí ban đầu.

- Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện xuất hiện làm tiếp điểm bị cháy và mòn dần, do đó cần có hệ thống dập hồ quang.

- Hệ thống tiếp điểm: 

+ Tiếp điểm chính: Cho dòng điện lớn đi qua, khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc điện từ trong tủ điện, tiếp điểm chính thường hở sẽ đóng lại do lực hút từ mạch từ.

+ Tiếp điểm phụ: Cho phép dòng điện nhỏ hơn 5A đi qua và chúng có hai trạng thái: thường đóng và thường mở.

+ Tiếp điểm đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (hai tiếp điểm có liên lạc với nhau) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không cấp điện). Ngược lại, tiếp điểm này sẽ mở ra khi công tắc điện từ hoạt động. Khi đó chúng được gọi là tiếp điểm mở. Hệ thống tiếp điểm chính của thiết bị thường được lắp trong mạch điện động lực. Đồng thời tiếp điểm phụ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của contactor. 

16. Thiết bị mạng truyền thông

Thiết bị mạng truyền thông là các loại thiết bị được sử dụng để kết nối 1 hoặc nhiều mạng LAN (mạng máy tính nội bộ) thành 1 hệ thống mạng máy tính cơ bản. Chúng có khả năng kết nối được nhiều thiết bị đầu cuối như máy tính lại với nhau tùy thuộc vào số lượng cổng port trên thiết bị được sử dụng trong mạng.

Hình ảnh: Thiết bị mạng truyền thông

17. Rơle điều khiển

Relay điều khiển hay còn được gọi là rơ le điện là một công tắc điện sử dụng một nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc nhưng nguyên lý vận hành khác cũng được sử dụng. Relay điều khiển được sử dụng khi cần kiểm soát được mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp

Hình ảnh: Rơ le điều khiển

18. Động cơ

Stepper Motor - Động cơ bước là một loại động cơ điện đặc biệt được sử dụng trong những ứng dụng cần chuyển động theo các bước nhất định. Động cơ này hoạt động bằng cách điều khiển các dòng điện đi qua những cuộn dây trong động cơ để tạo ra từ trường từ các nam châm. Dòng điện sẽ được điều khiển một cách chính xác để đưa ra các bước chuyển động góc hoặc chuyển động tuyến tính. Động cơ bước này thường được sử dụng trong các ứng dụng: máy in, máy quét, cắt plasma, máy CNC, máy in 3D và robot.

 

Hình ảnh: Động cơ 

19. Đèn báo

Đèn báo hiệu (đèn tín hiệu) là loại đèn được sử dụng rộng rãi trong môi trường công nghiệp. Thiết bị có chức năng phát cảnh báo, tín hiệu đến người lao động khi có sự cố xảy ra hoặc dây chuyền sản xuất gặp một vấn đề nào đó. Ngoài ra, đèn báo hiệu còn có thể sử dụng để hiển thị trạng thái ON/OFF của nguồn thiết bị.

 

Hình ảnh: Đèn báo tín hiệu

20. Chuyển mạch

Chuyển mạch là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng thông qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác, chuyển mạch trong viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin. Như vậy, theo khía cạnh thông thường khái niệm chuyển mạch gắn liền với mạng và lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.

 

Hình ảnh: Chuyển mạch

21. Nút nhấn

Nút nhấn tủ điện là một loại khí cụ dùng để đóng/ngắt các thiết bị điện, máy móc hoặc một số loại quá trình trong điều khiển.

Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, tủ điện, công tắc nút nhấn,... Khi thao tác với nút ấn, quý khách cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Hầu hết, các nút nhấn tủ điện được làm từ nhựa hoặc kim loại. Hình dạng và kích thước được thiết kế để phù hợp với ngón tay và bàn tay của người vận hành.

Nút ấn được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn cao, có kiểu dáng đẹp, kết cấu chất lượng, chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và thay thế.

 

Hình ảnh: Nút nhấn

 

22. Bộ điều khiển nhiệt độ

Bộ điều khiển nhiệt độ là thiết bị dùng để đo, điều khiển và kiểm soát nhiệt độ ở trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.

Ngoài nhiệt độ, loại thiết bị điều khiển này còn có khả năng đo và kiểm soát đồng thời cả độ ẩm trong không gian kín. Với tính năng này, bộ điều chỉnh nhiệt độ trở thành thành phần không thể thiếu trong các hệ thống gia nhiệt, máy ép nhựa, lò sấy, hệ thống khí nén, …

Ngoài tên gọi phổ biến nhất là bộ điều khiển nhiệt độ, các kỹ sư cơ khí còn gọi chúng bằng nhiều cái tên khác như: bộ cảm biến nhiệt độ, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ điều khiển nhiệt độ, đồng hồ hiệu chỉnh nhiệt độ, bộ điều khiển nhiệt độ PID, bộ điều khiển nhiệt kỹ thuật số, …Thông thường, sau khi đo nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt độ hoặc can nhiệt chúng ta có 2 cách để giám sát và điều khiển:

Truyền về trung tâm như PLC/DCS để giám sát và điều khiển

Đưa vào bộ điều khiển nhiệt độ để điều khiển

Trong hệ thống nhỏ đơn lẻ không sử dụng PLC thì bộ cảm biến nhiệt độ sẽ được ưu tiên hàng đầu bởi tính đa dụng và hiệu quả vượt trội mà chúng mang lại. Đa dạng về kích thước, cách thức cài đặt, sử dụng dễ dàng, điều khiển với độ chính xác cao và giá thành phải chằng chính những lý do mà đồng hồ hiệu chỉnh nhiệt độ được sử dụng phổ biến.

 

Hình ảnh: Bộ điều khiển nhiệt độ

23. Bộ đếm

Picture of Bộ đếm Autonics CT6Y-I2

Hình ảnh: Bộ đếm 

22. Bộ nguồn 1 chiều

Bộ cấp nguồn một chiều (DC) hay còn gọi là máy cấp nguồn một chiều là dòng thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh cấp đầu ra là dòng điện một chiều từ nguồn điện 220V AC thông thường hay có thể xem là biến đổi dòng từ AC sang DC

Hình ảnh: Bộ nguồn 1 chiều

23. Thiết bị cảnh báo

Thiết bị cảnh báo là một dạng dây cáp được sử dụng trong ngành công nghệ thông tin để truyền dẫn dữ liệu dưới dạng ánh sáng. Sợi quang gồm hai phần chính là lõi và vỏ. Dữ liệu được chuyển đổi thành tín hiệu ánh sáng, đi qua lõi và được phản xạ nhiều lần trong vỏ để đảm bảo tín hiệu di chuyển dọc theo sợi.

 24. Đồng hồ Tủ điện

 Đồng hồ Tủ điện là một thiết bị điện có khả năng đo các trị số của dòng điện như: điện áp, dòng điện, điện trở, tần số dòng điện, góc pha, sóng hài giúp giám sát các thông số của mạch điện hoặc tủ điện

Hình ảnh: Bộ điều khiển tụ bù

 25. Van

Van là thiết bị cho phép lưu chất đi qua vị trí tại cửa van theo một hướng nhất định và không cho hoặc ngăn chặn lưu chất đi ngược lại. Đây là thiết bị khá thông minh khi tự động vận hành theo lực tác động của dòng chảy, với vai trò là bảo vệ các hệ thống đường ống, thiết bị bơm, các hệ thống bình chứa. Ngoài ra, van 1 chiều còn giảm thiểu sự cố liên quan đến đường ống như rò rỉ giúp điều hướng và kiểm soát lưu chất khi có sự cố xảy ra.

Hình ảnh: Van

26. Thiết bị Khí nén

Thiết bị Khí nén là một dạng năng lượng được chuyển hóa từ không khí tự nhiên hoặc các hợp chất khí hóa học được nén ở áp suất 3000psi hoặc 3600psi. Trong đó, không khí được nén khí là một hỗn hợp khí bao gồm nhiều khí, chủ yếu là nitơ (78%) và oxy (21%). 

Khí nén được hình thành bằng cách giảm thể tích khí để tạo thành áp lực lớn, từ đó nó có thể trở thành nguồn năng lượng đầy hiệu năng. 

 

27. Bộ kiểm tra

Bộ kiểm tra test dây mạng có chức năng chính là giúp bạn kiểm tra xem cáp mạng của bạn có hoạt động bình thường không: cáp kết nối sai( đấu nối nhầm thứ tự dây), dây mạng bị đứt 1 hoặc nhiều dây, bấm dây mạng bị tụt 1 hoặc nhiều dây một cách dễ dàng và nhanh chóng.

28. Bộ chuyển đổi

Bộ chuyển đổi tín hiệu là một thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến sang dòng điện, chuyển đổi tín hiệu đầu vào dạng số thành tín hiệu đầu ra tương tự, chuẩn hóa các loại tín hiệu hoặc cách ly các loại tín hiệu đầu và tín hiệu đầu ra.

Các tín hiệu đầu ra của các cảm biến về bản chất khác nhau do tính chất và nguyên lý đo (ví dụ: cảm biến nhiệt độ sẽ cho ra tín hiệu điện trở hoặc điện áp, cảm biến áp suất cho ra tín hiệu điện áp hoăc dòng điện, cảm biến đo lưu lượng cho ra tín hiệu xung hoặc dòng điện…) Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc nhận dữ liệu và xử lý chúng. Do đó các bộ chuyển đổi tín hiệu được sử dụng để chuẩn hóa các loại tín hiệu đầu ra này và đưa về một dạng tín hiệu để dễ dàng xử lý.

29. Bộ đo tốc độ

Bộ đo tốc độ một đồng hồ đo tốc độ hiện thời của phương tiện giao thông chạy là bao nhiêu kilômét trên giờ (hoặc dặm trên giờ). Thiết bị này được gắn ở các phương tiện giao thông từ thập niên 1900, và trở thành thiết bị tiêu chuẩn từ thập niên 1910 trở đi.

30. Bộ định thời gian

Bộ định thời gian là Rơ le thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị dùng để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le. Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng nhiều trong điều khiển tự động.

 

 31. Mức

Bộ điều khiển mức là: Bộ điều khiển mức nước, có tên tiếng anh là Level Controller, là một thiết bị đọc được các tín hiệu truyền về từ cảm biến đo mức nước trong bồn chứa, silo (có thể là cảm biến đo mức radar, cảm biến đo mức siêu âm, cảm biến đo mức điện dung, cảm biến đo mức từ tính,…).

32. Bộ ghi và hiển thị

Bộ ghi dữ liệu là một thiết bị điện tử ghi dữ liệu theo thời gian thông qua cảm biến bên trong, cảm biến bên ngoài và đầu dò. Các thiết bị nhỏ, chạy bằng pin có thể đo vô số thông số vật lý để cung cấp cấu hình môi trường nơi đặt bộ ghi dữ liệu.

33. Điều khiển truyền động

Thiết bị truyền động là gì hay còn gọi là Bộ Động cơ là cơ chế chuyển đổi tín hiệu đầu vào thành hành động đầu ra, chẳng hạn như động cơ hoặc pít-tông trong động cơ. Chúng bao gồm từ các thiết bị siêu nhỏ đến máy móc lớn. Để thực hiện chuyển động, cơ cấu chấp hành cần có tín hiệu điều khiển và nguồn điện. Năng lượng có thể ở dạng năng lượng điện, áp suất chất lỏng thủy lực, áp suất khí nén…. Là các yếu tố chuyển đổi năng lượng thành chuyển động. Chúng có thể được phân loại là bộ truyền động tuyến tính hoặc quay.

 

33. Bộ mã hóa vòng quay 

Bộ mã hóa vòng quay (encoder) là gì?

Encoder còn được gọi là bộ mã hóa quay hoặc bộ mã hóa trục, là một thiết bị cơ điện có chức năng chuyển đổi vị trí góc hoặc chuyển động của trục hoặc trục thành tín hiệu đầu ra tương tự hoặc kỹ thuật số. Bộ mã hóa được sử dụng để phát hiện vị trí động cơ, hướng di chuyển, tốc độ… bằng cách đếm số vòng quay của trục.

Hình ảnh: Bộ mã hóa vòng quay

Cấu tạo của encoder là gì?

Cấu tạo Encoder cũng khá đơn giản bao gồm :

  • Một đĩa tròn có các lỗ (rãnh) như hình xoay quay quanh trục cố định. Khi đĩa này bắt đầu quay và chiếu đèn LED trên mặt đĩa thì sẽ xảy ra hiện tượng ngắt quãng. Các rãnh sẽ chia đĩa tròn này thành các góc bằng nhau. Trên một đĩa có thể có nhiều dãy rãnh được tính từ tâm tròn.
  • Nguồn sáng.
  • Bộ cảm biến thu.

Các loại cơ bản của Encoder là gì?

Dựa theo nguyên ký hoạt động của thiết bị thì có thể chia làm 2 loại cơ bản như sau:

  • Encoder tuyệt đối: Tương ứng đĩa quay 8bit hay 8 dãy rãnh, cho ngõ ra dạng mã kỹ thuật số(BCD), Binary (nhị phân), Gray code.

Đĩa quay ở thiết bị encoder tuyệt đối được làm bằng vật liệu trong suốt, người ta chia mặt đĩa thành các góc bằng nhau và các đường tròn đồng tâm. Chúng có thể ghi nhớ vị trí khi bị mất nguồn do mỗi vị trí sẽ có một mã tín hiệu riêng.

  • Encoder tương đối: Tương đương với đĩa 2 bit cho đầu ra xung sóng vuông pha AB, ABZ, ABZA|B|Z| (phát âm là A đảo, B đảo, Z đảo). Phổ biến nhất là loại bộ mã hóa với hai tín hiệu xung A và B. Tín hiệu khe Z là tín hiệu để xác định xem động cơ có thể thực hiện một vòng quay hay không.

Từ số xung, Encoder có số dây tương ứng: 6 hoặc 4 dây tùy loại. Các dây bao gồm : 2 dây nguồn, 2 dây pha A và B, 1 dây pha Z…

Nguyên lý hoạt động của Encoder là gì?

Khi đĩa bắt đầu quay quanh trục thì trên đĩa sẽ có các rãnh để tín hiệu quang chiếu qua. Ánh sáng sẽ xuyên qua các rãnh, nếu không có rãnh thì ánh sáng sẽ bị cản trở không thể xuyên qua. Các tín hiệu có/không người ta sẽ ghi nhận đèn LED có chiếu qua hay không.

Số lượng xung được đếm và tăng dần theo số lần tắt đèn. Cảm biến thu sáng  bật tắt liên tục sẽ tạo ra xung vuông. Sử dụng  bộ mã hóa  ghi  lại số lượng xung và tần số xung. Tín hiệu xung được gửi đến bộ xử lý trung tâm như bộ vi xử lý hoặc PLC,… Từ đó cho phép người vận hành biết  vị trí và tốc độ của động cơ.

 

Hình ảnh: Nguyên lý hoạt động của bộ mã hóa vòng quay

 

Ứng dụng của encoder trong đời sống

Là thiết bị không thể thiếu trong nhiều ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 

  • Trong lĩnh vực tốc độ: Được gắn trong máy biến tần để máy bơm có thể bơm chất lỏng vào trong bồn chứa. Khi encoder được kết nối cùng máy biến tần thì có chức năng phản hồi tốc độ thực tế dòng chảy của chất lỏng.
  • Ngành công nghiệp ô tô: Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thì encoder được dùng trong việc sản xuất cảm biến chuyển động cơ học. Chúng có khả năng kiểm soát được tốc độ của xe.
  • Điện tử tiêu dùng và văn phòng phẩm: Bộ mã hoá encoder được coi như một thiết bị dựa trên PC, máy in hay máy quét.
  • Công nghiệp: Encoder được ứng dụng trong công việc dán nhãn, đóng gói và chế tạo máy với bộ điều khiển động cơ đơn và đa trục.
  • Y tế: Bộ mã hoá encoder được ứng dụng trong máy quét y tế. Không chỉ vậy còn có chức năng điều khiển chuyển động bằng kính hiển vi. Hoặc nano của các thiết bị tự động và bơm phân phối.
  • Quân đội: Được ứng dụng trong thiết kế anten định vị
  • Dụng cụ khoa học: Định vị kính viễn vọng quan sát.

 

VNECCO.COM * MUA HÀNG NHANH - UY TÍN - TIN CẬY !

Liên hệ ngay với VNECCO theo hotline 0963 212 935 / 0963 435 510 / 0961 803 553 để đặt mua nhanh chóng. Quý khách có thể đến trực tiếp Trụ sở, Kho và các Chi nhánh của Công ty để được tư vấn và kiểm tra sản phẩm trước khi mua hàng tại địa chỉ:

Công ty TNHH Hệ thống điện & Điện toán Việt Nam

Địa chỉ : U35, L03, KĐT Đô Nghĩa, phường Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Hotline : 0963 212 935 Tel: 024 6254 3598

Kinh doanh : 0961 803 553 (Mr Sang) Email: [email protected]

Kinh doanh : 0963 435 510 (Ms Nga) Email: [email protected]

Kinh doanh : 0396 898 628 (Ms Nguyên) - hỗ trợ Đại lý / POS

Kinh doanh Camera, Máy tính, thiết bị mạng: 0947 883 777 (Mr Hiền) / 0942 990 907 (Ms Lam)

Kinh doanh Cột đèn & Chiếu sáng: 0939 196 111 (Ms Lan) Email: [email protected]

Kế toán01: 0963.003.459 Email: [email protected]

Kế toán02: 0963.845.685 Email: [email protected]

E-mail : [email protected]

Website : vnecco.com